Một con én không làm nên mùa xuân nhưng ít nhất cũng cần phải có một con én đầu tiên để khởi đầu, thức tỉnh những con én khác. (Chung Ju Yung)

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Một cái nhìn về vụ Mường Nhé

Những người chỉ trích nói người Hmong muốn phong tục của họ được duy trì

Vụ bạo động của người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên đang gây chú ý trong bối cảnh giới phóng viên nước ngoài không được phép tiếp cận khu vực.

Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ.

Trong khi đó, một số nhà hoạt động vì quyền của người Hmong nói người Hmong đã bị ‘phân biệt đối xử’ tại Việt Nam trong thời gian dài.

Bà Laura Lo Xiong, Giám đốc điều hành của Tổ chức Hmong International Human Rights Watch đặt trụ sở ở Mỹ, đã dành cho BBC Việt ngữ cuộc phỏng vấn qua email với nội dung dưới đây.

Có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đã được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đã dành riêng cho những người Hmong

Laura Xiong: Là một nhà hoạt động nhân quyền người Hmong, tôi chỉ giám sát các trường hợp vi phạm quyền con người thực sự chống lại người Hmong. Với bất kỳ vấn đề mà nếu đó là phần lỗi của người Hmong, tôi sẽ khuyến nghị họ kiềm chế không hành động để tránh dẫn tới các rắc rối. Trong trường hợp này, tôi đã nói chuyện trực tiếp với một người đàn ông từ nhóm sắc dân này và với các nguồn khác từ Mỹ vốn đã giao tiếp trực tiếp với người dân ở Điện Biên.

Hãy tóm lược một câu chuyện dài, vấn đề này xuất hiện từ một vấn đề lâu nay đang tiếp diễn. Người Hmong ở Việt Nam nói rằng họ đã nhận được sự hứa hẹn của Chính phủ Việt Nam rằng sau chiến thắng ở cuộc chiến Việt Nam, họ sẽ được đối xử bình đẳng.

Do những lời hứa hẹn bị phá vỡ, người Hmong đã đang phải sống trong một môi trường khổ cực mà không được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam. Thay vào đó, họ đã bị kỳ thị trong nhiều thập kỷ. Họ tuyên bố đã bị Chính phủ Việt Nam ngược đãi, họ bị buộc phải ra khỏi làng mạc của họ (từ các vùng cao) mà không được cung cấp các điều kiện thay thế thích hợp cho canh tác ở nơi tái định cư.

Bản đồ Việt Nam

Tỉnh Điện Biên trên phần bản đồ miền Bắc Việt Nam.

Nguyên nhân dẫn đến phong trào hiện tại là hệ quả của việc người ta giải thể Năm mới của người Hmong. Dựa trên những thông tin chúng tôi nhận được, khi người Hmong tổ chức mừng năm mới của họ, có nhiều người Việt Nam đến làng mạc của người Hmong và tịch thu gia súc, gạo, cùng các loại ngũ cốc từ tài sản của họ.

Người Hmong khiếu nại việc này với chính quyền Việt Nam, nhưng được cho biết rằng họ nên ăn mừng năm mới với người Việt Nam. Nếu không, Chính phủ không thể giúp đỡ họ. Người Hmong được cho biết rằng, như cách hiểu của người Việt Nam, năm mới Hmong là để mở ra cho mọi người đến ăn uống miễn phí và có thể lẫy bất cứ thứ gì mà họ muốn. Nếu người Hmong không muốn bất cứ ai đến để lấy đi thực phẩm và vật nuôi của họ, họ nên ngừng ăn năm mới Hmong.

Do tất cả những vấn đề này, người Hmong đã quyết định thống nhất lại và tìm nơi riêng của họ để trồng trọt, nơi mà không ai có thể đến để lấy tài sản của họ, theo các nguồn cho biết. Khi ý tưởng này đến, vị tiên tri đã xuất hiện.

Dựa trên những thông tin mà chúng tôi nhận được, tất cả câu chuyện đều phù hợp, có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đã được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đã dành riêng cho những người Hmong. Ông tiếp tục rao giảng rằng để giành được đất, họ phải chiến đấu chống lại Chính phủ Việt Nam trước khi tới được đích đó.

'Tiếp tục phản đối'

BBC: Nhìn chung, bà đánh giá tình hình thế nào? Hậu quả sẽ ra sao trong trường hợp các cuộc phản đối tiếp tục diễn ra?

Laura Xiong: Như tôi đã nói từ trước, tôi đã nói chuyện với một người đàn ông trong nhóm sắc dân và ông nói với tôi rằng nhóm sẽ tiếp tục phản đối cho đến khi Chính phủ Việt Nam đồng ý cấp cho họ các quyền tự quyết.

BBC: Chính phủ tại Việt Nam đổ lỗi sự việc cho một số người Hmong lưu vong vốn ủng hộ Tướng Vàng Pao, và rằng niềm tin có tính “mê tín dị đoan” là một nguyên nhân làm khuấy trộn lên những gì mà họ gọi là "rắc rối", bình luận của bà là gì?

Laura Xiong: Tôi sẽ không đổ lỗi tất cả cho những người Hmong ở Mỹ. Có thể có một số cá nhân đồng ý hỗ trợ cho phong trào, nhưng họ chẳng có thể làm được gì cả.

Chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và bình đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai cai trị

BBC: Có phải chính đức tin mới (Kitô giáo) đóng một vai trò trong việc thống nhất các sắc dân Hmong tại Lào, Việt Nam, và có thể là tại Tây Nam Trung Quốc?

Laura Xiong: Không, tôi không tin như vậy. Kitô giáo có thể là một phần của niềm tin, nhưng nó chắc chắn không đóng một vai trò nào trong việc thống nhất người dân Hmong ở bất kỳ nước nào. Người Hmong có niềm tin khác nhau, như Thiên Chúa giáo, Saman giáo (truyền thống tín ngưỡng), và triết học (như là cộng sản hay tư bản chủ nghĩa phương Tây). Tôi không tin rằng một vài người, chẳng hạn như những người trong phong trào ở Điện Biên sẽ đại diện cho những người Hmong nói chung.

Nhiều người trong chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và bình đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi nào mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai (sắc tộc nào) cai trị. Chúng tôi phải được phép sinh sống và sẵn sàng sống với bất cứ ai không phân biệt chủng tộc, màu da hay sắc tộc.

'E ngại thương vong'

Người Hmong

Đa số người dân Hmong ở Tây Bắc được cho là đang sống trong hoàn cảnh nghèo đói

BBC: Chính quyền tỉnh Điện Biên, ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, cho biết họ không sử dụng các lực lượng để giải tán đám đông vì sợ tình hình sẽ đi ra ngoài tầm kiểm soát, bà nghĩ sao khi một số nguồn từ người dân Hmong nói rằng có thương vong xảy ra với họ? Bà có thể xác minh điều này như thế nào?

Laura Xiong: Dựa trên những thông tin mới nhất mà tôi nhận được, các binh sĩ Việt Nam chưa sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào để chống lại nhóm sắc dân. Tuy nhiên, đã có tin xảy ra các vụ đánh đập và bắt giữ trước sự kháng cự mạnh mẽ. Người Hmong nói hơn 30 người bị chết, hàng trăm người bị bắt và thương tích cũng xảy ra khi binh lính đẩy các xe cộ ra khỏi đường xá giao thông.

Người Hmong có lý do để e sợ gặp thương vong và tử vong lớn còn vì vài nghìn người có thể thiếu các nguồn cung cấp thực phẩm, y tế và nước uống. Hơn nữa, họ e ngại rằng quân đội Việt Nam có thể bắt đầu ra tay trấn áp nhóm sắc dân trước sự phản đối.

Lần mới nhất mà chúng tôi nghe được tin tức từ họ là vào ngày 05 tháng Năm năm 2011. Chúng tôi không liên hệ được với họ trong 24 giờ qua.

Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ VN và yêu cầu Chính phủ VN sử dụng phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ VN

BBC: Bà hoặc hoặc tổ chức của bà có giữ một kênh giao tiếp nào với các chính phủ tại Hà Nội, hoặc Vientiane, hoặc bất kỳ cơ quan liên chính phủ Asean nào để xây dựng lòng tin hoặc tìm một cách để giải quyết tình hình căng thẳng này? Và cộng đồng người Hmong ở Mỹ và ở các quốc gia khác có thể làm được điều gì để giúp đỡ đồng bào của họ tại Việt Nam?

Laura Xiong: Câu trả lời là có. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế của người Hmong giữ liên lạc chặt chẽ với Đại sứ quán Hoa Kỳ tạiVientianevà Hà Nội.

Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ Việt Nam và yêu cầu Chính phủ Việt Nam sử dụng phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ Việt Nam.

Họ có thể là nạn nhân của một số tín điều mê tín về đấng tiên tri, nhưng cội rễ là bắt nguồn từ các vấn đề nghèo đói.

Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam hiểu rõ tình hình mà người dân Hmong đang phải đối mặt và hỗ trợ để khôi phục lòng tin từ những người Hmong Việt Nam vốn nghèo đói này.

    Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

    Nhà thơ Bùi Chát bị bắt khi vừa trở về Việt Nam


    Bùi Chát bị giữ ở Tân Sơn Nhất


    Nhà thơ Bùi Chát, trở về Việt Nam sau chuyến đi Argentina nhận giải thưởng Tự do Xuất bản 2001, đã gặp trở ngại với công an và hải quan.

    Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào lúc khoảng 10 giờ tối thứ Bảy 30-4, Bùi Chát cho biết ông còn đang bị giữ ở khu vực kiểm tra của hải quan sân bay Tân Sơn Nhất.

    Bùi Chát là một trong những người chủ trương nhà xuất bản tự do mang tên "Giấy Vụn" ở thành phố Hồ Chí Minh.

    Trong tuần rồi ông Bùi Chát sang thành phố Buenos Aires của Argentina để nhận giải thưởng Xuất bản Tự do năm 2011 do Hiệp hội Các nhà xuất bản Quốc tế, IPA trao tặng, nhân hội chợ sách quốc tế lần thứ 37 tổ chức tại đó.

    Cũng tin liên quan, Blogger Thiên Sầu, tên thật là Ngô Thanh Tú, được cho về nhà vào tối hôm qua sau sáu ngày bị phía cơ quan an ninh Việt Nam giam giữ.

    Tunisia làm quen với tự do báo chí

    Truyền thông Tunisia

    Cuộc họp của ban biên tập một tờ báo nay trở nên không còn nặng nề vì kiểm duyệt.

    Lúc này là 9,30 sáng và Noureddine Achour đang chỉ đạo cuộc họp biên tập thường nhật tại Assabah, một trong những tờ báo lâu đời nhất của Tunisia.

    Nhìn thoáng qua, không có gì là bất thường về cuộc họp - chỉ có tám nhà báo trong một phòng họp màu hồng nhạt, đang bàn bạc về tin bài lớn của ngày mai.

    Nhưng khi lắng nghe chăm chú, thì đây là một cuộc họp đặc biệt - những người ngồi đây đang thảo luận xem ai sẽ là thành phần nội các và các đảng chính trị của Tunisia chuẩn bị có động thái gì.

    Chỉ cách đây có bốn tháng, kiểu trao đổi như thế này trong cuộc họp như thế là những gì bị người ta hết sức không khuyến khích.

    'Không sợ hãi'

    Ông Achour làm biên tập viên của tờ Assabah trong chín năm, trong suốt thời gian này, tờ báo có danh tiếng tốt.

    Nhưng hai năm trước đây, con rể của cựu tổng thống Zine El Abidine Ben Ali đã mua cổ phần đa số trong nhà xuất bản vốn sở hữu tờ Assabah và một số danh hiệu khác.

    Việc này đã tấn công vào lập trường của tờ báo trong con mắt độc giả.

    "Chúng tôi đã bị buộc phải đi theo một lề hướng nhất định trong việc đưa tin, viết bài," ông Achour nói.

    Cuộc cách mạng Tunisia được đặc trưng bởi một lượng thông tin khổng lồ, bởi các nhà tư tưởng, các blogger và các nhà báo

    Blogger Slim Kharbachi

    Nhưng điều đó đã thay đổi vào ngày 14 tháng Giêng năm nay, sau cuộc cách mạng diễn ra ở Tunisia.

    Ngay sau đó, tờ báo đã được điều chỉnh lại. Các nhà báo mới đã được tuyển dụng. Chương trình tin tức trở nên đổi mới.

    Ngay cả hình thức bên ngoài của tờ báo cũng được tu chỉnh. Logo cũ trở lại, trong khi hình ảnh vốn bắt buộc phải có mặt thường xuyên của cựu tổng thống Ben Ali đã được gỡ bỏ.

    "Chúng tôi đã thay đổi và các nhà báo của chúng tôi sẽ không bao giờ phải trở lại cách thức mà trước đó chúng tôi bị bắt buộc," ông Achour cho hay.

    "Ngay cả cách thức mà tôi nhìn nhận và phân tích các vấn đề bây giờ cũng khác đi.

    "Tôi không phải sợ nữa. Tôi không còn phải chờ đợi một cú điện thoại từ chính quyền hoặc từ Bộ Thông tin.

    "Họ đã đứng đằng sau và theo dõi chúng tôi mọi lúc. Chúng tôi thường gọi họ là "hàng xóm" của chúng tôi."

    Tự do mới

    Ông Achour

    Ông Achour muốn truyền thông trung thành với độc tài phải biến mất

    Sự tự do mà các nhà báo nay có được cũng vượt ra ngoài các phòng tin được thiết lập.

    Tunisia đang tận hưởng một nền tự do báo chí lớn hơn, mặc dù còn nhiều điều trước mắt phải làm.

    Đột nhiên, các nhà văn trẻ và các blogger có thể khởi sự các dự án của mình.

    Slim Kharbachi là một trong những người đầu tiên làm như vậy. Cây viết 25 tuổi này lập ra một trang mạng tin tức được gọi là Tunisie-Presse.com vào thời điểm đỉnh cao của cuộc cách mạng.

    "Cuộc cách mạng Tunisia được đặc trưng bởi một lượng thông tin khổng lồ, bởi các nhà tư tưởng, các blogger và các nhà báo - vì vậy tại sao lại không làm một trang như vậy?" Kharbachi nói.

    "Chúng tôi cũng có những ý tưởng của mình mà chúng tôi muốn được nói ra ở đây."

    Kharbachi đã tuyển dụng các blogger và các cây bút cho trang web, mà trong đó nhiều người từng được đào tạo về truyền thông ở đại học.

    Và chủ trang mạng mới này hy vọng rằng khi đã thu được lượng khách truy cập, trang này có thể bắt đầu bán không gian quảng cáo và kiếm tiền.

    Truyền thông lậu

    Trên thực tế, tất cả các phương tiện truyền thông ở Tunisia đều là lậu bởi vì pháp luật đã không được thay đổi

    Ông Forti, tổng thư ký liên đoàn phát thanh tự do

    Cũng tại thành phố Tunis, có một nhóm các nhà báo phát thanh cho rằng báo chí truyền thông ở Tunisia vẫn còn nhiều việc phải làm.

    Tổng thư ký của Liên đoàn các đài phát thanh tự do của Tunisia, Saleh Forti, người đã tham gia phát đài thanh độc lập từ những năm 1980, là một trong số những người quan niệm như vậy.

    "Không có luật pháp gì cả, không có bất kỳ bộ trưởng nào chăm sóc báo chí, truyền thông và thông tin," ông nói.

    Dưới thời cựu tổng thống Ben Ali, ông Forti bị ngăn cản thành lập đài phát thanh riêng của mình.

    Cảnh sát chính trị tấn công ông và cố gắng ngăn không cho ông phát sóng. Do đó, cuối cùng ông đã bí mật phát sóng thông qua mạng Internet từ một căn hộ ở ngoại ô Tunis.

    Báo chí Tunisia

    Truyền thông Tunisia còn nhiều việc phải làm trong khi đang làm quen với nền tự do ngôn luận và báo chí mới mẻ.

    "Chúng tôi phát thanh theo kiểu của những đài phát thanh lậu," ông kể.

    Ông Forti thừa nhận rằng truyền thông đã tìm thấy tiếng nói của mình sau cuộc cách mạng Tunisia, mặc dù ông chỉ ra rằng không có gì thực sự thay đổi dưới con mắt của pháp luật.

    "Trên thực tế, tất cả các phương tiện truyền thông ở Tunisia đều là lậu bởi vì pháp luật đã không được thay đổi," ông nói.

    Thay đổi luật sẽ là hữu ích, mặc dù việc loại bỏ bất kỳ phương tiện truyền thông nào có liên quan tới chế độ độc tài của cựu tổng thống sẽ là điều quan trọng hơn, ông Forti khẳng định.

    "Chúng tôi không thể đua được với truyền từng thông hậu thuẫn Ben Ali, họ đã cố gắng khôi phục lại hình ảnh để tạo ra một ấn tượng tốt đẹp về chế độ mafia", ông nói

    "Nhưng thực ra họ chỉ xoay gió trở cờ, bởi vì bây giờ họ đang là "những nhà cách mạng."

    Katy Watson

    BBC News, Tunisia


      Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

      Blogger Anh Ba Sài Gòn được gặp vợ con


      Blogger Anh Ba Sài Gòn

      Blogger Anh Ba Sài Gòn, tức luật sư Phan Thanh Hải bị bắt giam 6 tháng và vẫn chưa có ngày xét xử.

      Blogger Anh Ba Sài Gòn (luật sư, doanh nhân Phan Thanh Hải), lần đầu tiên được gặp vợ con và mẹ tại trại giam số 4 Phan Đăng Lưu hôm thứ Bảy 23 tháng Tư, sau 6 tháng bị cơ quan an ninh điều tra tạm giam.

      Ông Hải ở trong tình trạng tinh thần "không được ổn", bị gày đi, có nhu cầu được cung cấp thuốc tẩy giun, trong khi thuốc bổ không được phép tiếp nhận từ gia đình, bà Nguyễn Thị Liên, vợ của blogger này, cho BBC Việt ngữ biết hôm thứ Bảy, ngay sau khi thăm chồng về.

      Luật sư của ông Hải tới nay chưa được phép vào gặp thân chủ, vẫn theo lời của bà Liên, người có ba con nhỏ và cho biết là đang gặp rất nhiều khó khăn về các mặt "tinh thần, tình cảm, vật chất, " từ khi ông Hải bị bắt giam.

      Cuộc gặp diễn ra tại một "phòng có bàn ghế" tại trại giam từ lúc 8h30 sáng hôm thứ Bảy và được người nhà của ông Hải thuật lại là "rất xúc động" vì đây là lần đầu tiên ông Hải được gặp mặt con út mới được bốn tháng tuổi của mình, cũng như gặp vợ, hai con bé khác và mẹ sau hơn 180 ngày bị giam giữ.

      "Anh Hải trông có vẻ ốm đi một chút... Tinh thần thì thấy có vẻ như không ổn lắm," vợ của blogger kiêm luật sư đang bị giam giữ cho hay.

      "Tôi không biết là bao giờ ra tòa nữa. Tôi chỉ thấy là người có ốm gày đi một chút và xanh xao."

      "Luật sư một lần vào thì họ không cho gặp."

      Bà Liên cho biết thêm gia đình ông Hải hiện đã đề nghị sự giúp đỡ luật pháp trong thời gian tới đây của hai luật sư là các ông Đỗ Duyên Hải và Trần Kim Cang.

      Ngắn ngủi

      Bà Liên cho biết vì thời điểm gặp gỡ chỉ được biết trước một hôm và thời gian gặp gỡ ngắn ngủi chỉ được vài chục phút, nên bà và gia đình cũng như ông Hải không trao đổi, hỏi han được nhau gì nhiều, nhất là về tình hình điều tra, cũng như thời gian ông Hải được đưa ra tòa xét xử.

      Chồng bà xác nhận có nhận được quà của gia đình gửi vào, nhưng đã không thể chuyển thuốc men, nhất là thuốc bổ hay thuốc bệnh cho ông:

      "Anh ấy dặn là mua thuốc giun, còn thuốc bổ thì họ không cho uống," bà Liên thuật lại.

      Ông Phan Thanh Hải là chủ trang blog Anhbasg (Anh Ba Sài Gòn), trước khi bị bắt ông mở văn phòng tư vấn pháp luật và mở công ty trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tại Sài Gòn.

      Từ khi ông bị bắt, theo lời kể của gia đình, vợ con của ông "gặp khó khăn mọi mặt", do ông là trụ cột kinh tế, trong khi ba con đều rất nhỏ.

      Gia đình ông Hải, mà đặc biệt là cha mẹ của ông là những người đã cao niên, đều hết sức lo lắng do việc ông bị giam lâu mà không rõ khi nào được đưa ra xét xử.

      Blogger Anh Ba Sài Gòn, người cũng sinh hoạt trong Câu lạc bộ nhà báo tự do, bị bắt ngày 18 tháng 10 năm 2010 với tội danh bị cáo buộc là "tuyên truyền chống phá nhà nước" và vì hành vi được cho là "lưu trữ và tán phát tài liệu" đòi tự do dân chủ cho Việt Nam.

      Trong suốt thời gian ông Hải bị bắt giữ, một số tổ chức nhân quyền quốc tế đã bày tỏ sự quan ngại về việc bắt giữ ông, cũng như yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trao trả tự do cho ông và nhiều blogger cùng các nhà hoạt động vì dân chủ và nhân quyền ôn hòa khác.


      BBC Vietnamese

      Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

      Gia đình 'lo ngại về blogger Điếu Cày'

      Vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, nói bà và gia đình lo ngại không hiểu ông 'còn sống hay không'.

      Ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày

      Ông Nguyễn Văn Hải


      Bà Dương Thị Tân nói từ đó cho tới nay "gia đình không nhận được bất kỳ tin tức nào của ông Hải".

      "Cũng không có bất cứ phản hồi nào từ phía nhà cầm quyền, cho dù chúng tôi đã gửi rất nhiều đơn thư yêu cầu trả lời cho chúng tôi rõ về thực trạng của ông Hải."

      "Không có bất cứ một thông tin gì để chứng tỏ ông ấy còn sống cả."

      Theo bà Tân, những năm trước khi ông Nguyễn Văn Hải còn thực hiện án tù vì tội trốn thuế, có đôi lần bạn tù mãn hạn gọi điện cho gia đình thông báo tình hình của ông, nhưng từ khi ông Hải bị giam trở lại tới nay, cũng không có ai liên lạc hay có thông tin gì.

      "Do vậy, sự lo lắng cho sinh mạng của ông ấy từ phía gia đình chúng tôi là rất lớn."

      Bà Tân cho BBC biết đã nhiều lần gia đình mang thức ăn, đồ dùng lên thăm nuôi cho ông Nguyễn Văn Hải, thì đều không được tiếp xúc với ông và đồ thăm nuôi cũng không được chuyển "mà không có lý do chính đáng nào".

      "Có một lần họ nói ông ấy từ chối nhận quà, nhưng không có xác thực nào từ phía ông Hải là ông không muốn nhận quà thăm nuôi."

      'Chỉ mong chính quyền làm đúng luật'

      Bà Dương Thị Tân cũng bày tỏ phẫn nộ trước việc đã hết hạn tạm giam hai tháng, mà hoàn toàn không có thông báo hay quyết định nào từ phía giới chức về việc gia hạn tạm giam blogger Điếu Cày.

      "Nguyện vọng lớn nhất của gia đình ch́úng tôi lúc này là phải biết được thông tin liệu ông Hải còn sống hay không, để con cái chúng tôi yên tâm học hành."

      "Nguyện vọng thứ hai là chính quyền phải làm theo luật định. Muốn giam giữ ông Hải thì phải có tội danh, và nếu không đủ chứng cứ thì không thể giam cầm ông thêm được nữa."

      Trong khi đó, vợ một blogger khác cũng tại TP Hồ Chí Minh nói bà nhận thông báo sẽ được gặp chồng vào thứ Bảy 23/04.

      Bà Nguyễn Thị Liên, vợ blogger Anh Ba Sài Gòn, tức luật sư Phan Thanh Hải, nói với BBC rằng sau sáu tháng liên tục viết đơn đề nghị, cuối cùng bà cũng được phép mang con mới sinh vào thăm ông Hải tại trại giam.

      "Đây là lần đầu tiên ba nó được nhìn mặt con, vì tôi sinh con khi anh Hải đã bị bắt."

      Bloger Anh Ba Sài Gòn bị bắt hôm 18/10/2010 sau khi công an khám xét nhà ông trong vài giờ.


      Bà Liên nói bà cũng không nhận được thông tin gì từ phía chồng bà, mà chỉ được gửi đồ thăm nuôi vào trại cho ông.

      Cả hai blogger Anh Ba Sài Gòn và Điếu Cày đều là thành viên chủ chốt của Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do, vốn không e ngại theo đuổi những thông tin được cho là nhạy cảm.

      Blogger Điếu Cày là người viết nhiều bài lưu truyền trên mạng internet về các chủ đề dân quyền, Hoàng Sa - Trường Sa và phản đối việc rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh.

      Ông bị bắt khẩn cấp hôm 20/04/2008 rồi đưa ra tòa vì tội danh Trốn thuế và đã mãn hạn tù vì tội này.


      BBC Vietnamese

      Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

      Moody's vẫn đánh giá 'tiêu cực' về kinh tế VN

      Điện lực Việt Nam

      Công ty xếp hạng tín nhiệm Moody's nói đánh giá tiêu cực về kinh tế Việt Nam của hãng này bắt nguồn từ sự bất trắc của cán cân thanh toán.

      Moody's Investors Service Inc. nói trong một báo cáo ra hôm thứ Tư 20/04 rằng Việt Nam chưa có thay đổi gì sau các biện pháp thắt chặt kiểm soát nhằm giảm áp lực lạm phát và bình ổn tỷ giá hối đoái.

      Hãng này cũng cảnh báo rằng chỉ số khả tín dành cho Việt Nam có thể còn tụt nữa nếu như dự trữ ngoại tệ của Hà Nội tiếp tục bị sụt giảm.

      Một số nguồn ước tính dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn 12,2 tỷ đôla vào cuối năm 2010, so với đỉnh điểm hồi tháng Hai 2008 là 25,8 tỷ.

      Vào tháng 12 năm ngoái, Moody's đã hạ mức tín nhiệm đối với nợ nước ngoài của Việt Nam từ Ba3 xuống B1 vì các lý do như khủng hoảng cán cân thanh toán, áp lực phá giá tiền đồng và lạm phát tăng nhanh.

      Tin cho hay, chỉ số CPI tức tỷ lệ lạm phát tại đô thị lớn nhất Việt Nam - TP Hồ Chí Minh, vào tháng 4/2011 lên tới gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

      Chưa có giải pháp

      Trong báo cáo của mình, Moody's nói Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm cách cân bằng tăng trưởng kinh tế với ổn định vĩ mô, trong khi "chính sách đưa ra trong những năm qua đã góp phần trực tiếp tăng áp lực khiến kinh tế quá nóng, dẫn tới lạm phát cao và sút giảm khả năng thanh toán nợ nước ngoài".

      Hiện vẫn chưa rõ liệu việc thắt lưng buộc bụng trong năm nay của chính phủ Việt Nam có phải là thái độ từ bỏ hệ thống chính sách cũ, hay chỉ là một chương mới của các chuỗi hành động nhất thời vốn đã tạo ra mất cân bằng trong nền kinh tế.

      Moody's

      Mới đây chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xem lại chính sách kinh tế lâu nay chỉ coi trọng tăng trưởng và đưa ra một loạt các biện pháp để khắc phục sự mất cân bằng của nền kinh tế và giảm lạm phát.

      Chỉ số CPI toàn quốc trong tháng Ba tăng 13,89% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 2/2009 và khiến cho mục tiêu giữ lạm phát cả năm dưới 7% trong năm nay dường như khó có thể thực hiện được.

      Chính phủ đang chủ trương siết chặt chính sách tài chính-tiền tệ thông qua các biện pháp giảm đầu tư công và khắc phục thâm hụt ngân sách, tái cân bằng thương mại... Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng sẽ được giảm trong khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cho vay vài lần trong thời gian qua.

      Bên cạnh các chính sách tích cực đó, chính phủ lại cũng công bố một loạt quyết định có nguy cơ tăng lạm phát như tăng giá điện và xăng dầu cùng với điều chỉnh mức lương tối thiểu.

      Các động thái trên khiến Moody's bình luận: "Hiện vẫn chưa rõ liệu việc thắt lưng buộc bụng trong năm nay của chính phủ Việt Nam có phải là thái độ từ bỏ hệ thống chính sách cũ, hay chỉ là một chương mới của các chuỗi hành động phản ứng nhất thời vốn đã tạo ra mất cân bằng trong nền kinh tế"


      BBC Vietnames

      Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

      Việt Nam 'lạm dụng hệ thống tư pháp'


      Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội vào hôm 04/04 tại Hà Nội đã tuyên án 7 năm tù, cộng 3 năm quản chế tại gia cho ông Cù Huy Hà Vũ trong phiên xử sơ thẩm về tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN.

      Bà Janice Beanland, Ban Đông Nam Á từ Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty International có trụ sở tại London đưa ra phản ứng của tổ chức này qua cuộc phỏng vấn dành cho BBC Việt ngữ ngày 05/04.

      BBC:Đây không phải lần đầu nhà chức trách mang người bất đồng chính kiến ra xử và kết tội cho điều họ gọi là Tuyên truyền chống Nhà nước phải không?

      Janice Beanland: Điều hết sức buồn là có sự giống nhau rõ ràng giữa phiên xử này với các phiên xử trước đây, tức là đây là phiên tòa sai trái. Điều này có nghĩa là người ta nghiễm nhiên coi người bị xử là người có tội và tước bỏ quyền bào chữa của người bị đem ra xét xử. Từ ngữ để gán ghép tội trạng để mang ra xét xử mơ hồ tới mức nhà chức trách có thể dùng theo bất kỳ cách nào họ muốn.

      BBC: Tức là phiên xử đi ngược lại các giá trị mà Việt Nam cam kết như các công ước quốc tế về nhân quyền chẳng hạn?

      Chính quyền hành xử như vậy với người bất đồng chính kiến là phản tác dụng và ảnh hưởng tới vị thế của Việt Nam trên bình diện quốc tế.

      Điều đó là hết sức rõ ràng. Chính quyền Việt Nam, bằng việc tổ chức phiên tòa và cách thức xử tại tòa, đã lạm dụng hệ thống tư pháp của chính họ. Cách họ vận dụng hệ thống tư pháp của chính họ phải được cải tổ mạnh mẽ để phù hợp với chuẩn mức quốc tế, bao gồm cả các công ước mà Việt Nam đã đặt bút ký.

      BBC:Thường thì chính quyền Việt Nam phản ứng ra sao trước những thông điệp của tổ chức như Amnesty International?

      Amnesty International có nỗ lực thiết lập kênh đối thoại với chính phủ tất cả các nước vì chúng tôi thấy đối thoại là một phần cần thiết và hữu ích trong chiến dịch vận động để cải thiện thực trạng nhân quyền tại tất cả các nước. Đối với Việt Nam thì hiện tại chúng tôi không có kênh đối thoại. Đối với các tổ chức nhân quyền thì việc để có kênh đối thoại với những nước kiểm soát chặt chẽ về tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do hội họp là việc đặc biệt khó thực hiện.

      BBC:Một mặt thì các tổ chức nhân quyền lên tiếng, mặt khác thì nhà chức trách tiếp tục bắt và xử những người họ gọi là chống chế độ, tức là hai việc này sẽ cứ tiếp diễn ra độc lập và không có sự ảnh hưởng hay chi phối lẫn nhau?

      Amnesty International, với góc độ là một tổ chức, tập trung chủ yếu vào việc kêu gọi nhà chức trách thả các tù nhân lương tâm. Bằng chứng cho thấy rằng chúng tôi đã đấu tranh nhiều năm và không bỏ cuộc, kiên trì tìm mọi cách có thể để đảm bảo rằng chính quyền phải lắng nghe các thông điệp này. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc chính quyền hành xử như vậy với người bất đồng chính kiến là phản tác dụng đối với xã hội dân sự tại Việt Nam cũng như ảnh hưởng tới vị thế của Việt Nam trên bình diện quốc tế.

      BBC Vietnamese

      Hệ thống tam quyền phân lập của Việt Nam

      Hệ thống tam quyền phân lập của Việt Nam


      2011-04-17

      Tình trạng xem thường luật pháp tại Việt Nam ngày một nghiêm trọng hơn. Công an muốn bắt ai cũng được, tòa án muốn xử bao nhiêu năm cũng không bị bất cứ một giám sát chế tài nào.

      Liệu hai tiếng pháp quyền mà Việt Nam đang sử dụng thực chất là gì? Mặc Lâm phỏng vấn LS Lê Quốc Quân người đã hai lần bị giam giữ không có nguyên nhân để tìm hiểu thêm về hệ thống tam quyền phân lập của Việt Nam ra sao, mời quý vị nghe sau đây.

      Mặc Lâm: Thưa luật sư Lê Quốc Quân, dưới quan điểm của một luật sư ông có nhận xét gì về bản án mà tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa tuyên cho TS luật Cù Huy Hà Vũ?

      LS Lê Quốc Quân: Tôi cho rằng bản án ấy là một bản án bất hợp pháp. Bản án ấy tự nó đã là vô hiệu rồi. Thứ hai, xét về mặt con người thì bản án ấy là bản án phi nhân tính. Tại sao tôi nói bản án ấy là bất hợp hiến bởi vì muốn ra một phán quyết thì bao giờ tòa án cũng phải lắng nghe tất cả các bên. Phải thực hiện đúng một quy trình tố tụng và phải nêu ra những bằng chứng chống lại công dân đó. Phải nêu ra và phân tích các bên, sau đó dựa vào bằng chứng để quyết định là có tội hay không có tội và nếu có tội thì tội ấy ở mức độ nào.

      Thế nhưng khi các luật sư trình bày yêu cầu đưa các chứng cứ ra thì họ lại nói không cần trình bày các chứng cứ! Như vậy bản thân các chứng cứ buộc tội anh Cù Huy Hà Vũ đã không được xem xét. Thế mà tòa vẫn tuyên án thì rõ ràng là không hợp pháp, không hợp lý và không đúng quy trình. Nếu xét về con người theo tôi thì anh Cù Huy Hà Vũ là con người có công mà lẽ ra nhà nước này nên cám ơn chứ không thể tuyên một bản án 7 năm tù cộng 3 năm quản chế. Bản án này rất phi nhân tính, nó mang tính trả thù rất thô thiển. Trả thù mà cứ nói là tôi trả thù thế thôi, chứ không nói lên được cái lý do hoặc căn cứ nào cả!

      Cá nhân tôi phản đối bản án đấy và tôi cho rằng đây là một bản án bất nhân đối với anh Vũ và đối với tất cả những người yêu mến đất nước Việt Nam này. Yêu mến một nền tư pháp độc lập.

      Chỉ có hình thức

      Mặc Lâm: Ông có nhận xét gì về yếu tố pháp quyền hiện nay tại Việt Nam? Liệu có đúng với những gì được ghi trong bản Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay không?

      LS Lê Quốc Quân: Xét về mặt hình thức thì nó cũng có đầy đủ, thế nhưng thực tiễn áp dụng không được như thế. Mà nếu moi ra thực tiễn áp dụng này thì rất khó. Khó là vì thế này: tất cả những chuyện điều hành và quản lý đối với tư pháp mặc dù có luật nhưng Đảng Cộng sản vẫn là người quyết định. Trong mỗi tòa án đều có chi bộ. Trong ngành của họ còn có đảng bộ và mỗi một vụ án thì họ có họp và chỉ trong nội bộ mới biết là được chỉ đạo như thế nào thôi, và gần như chỉ đạo như thế rồi thì coi như tất cả những người thực thi bên dưới đều sẵn sàng ngồi lên trên pháp luật.

      Cho nên đối với trường hợp của tôi cũng thế, hai ba lần va chạm với các cơ quan công quyền. Nếu tôi khởi kiện hoăc yêu cầu họ tiến hành đầy đủ các trình tự pháp lý thì họ tiến hành rất là bài bản! Có vẻ như rất chuẩn mực nhưng rồi đột ngột, chính họ, chính những người thực thi, đột ngột có một quyết định nào đó ở trên hay một chỉ đạo … bởi vì vẫn trong tinh thần đảng lãnh đạo thì y như rằng toàn bộ quy trình bài bản, thủ tục họ đã tiến hành liền bị họ vứt vào sọt rác luôn! Họ phải làm theo một hướng khác, hoàn toàn theo như chỉ đạo.

      Hướng chỉ đạo này được nói rằng trong khuôn khổ pháp luật nhưng nó không bao giờ đi đúng trình tự pháp luật. Thậm chí để moi ra được những điều vi hiến, hay những gì đi ngược lại hiến pháp thì rất khó. Khó bởi cái nghị quyết đó nó chỉ nằm trong nội bộ của những người đảng viên đảng cộng sản thôi.

      Thiệt thòi cho dân tộc

      Mặc Lâm: Tình trạng không tôn trọng quy tắc tam quyền phân lập của Việt Nam đã ảnh hưởng thế nào đến đời sống pháp luật của người dân thưa LS?

      LS Lê Quốc Quân:Thực sự nó ảnh hưởng rất lớn! Bởi vì nói tam quyền phân lập là nói đến Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp phải độc lập, phải kiềm chế và đối trọng lẫn nhau. Còn ở đây, đảng cộng sản Việt Nam lại đưa ra khái niệm quyền lực tập trung vào đảng cộng sản nhưng có sự phân công phối hợp. Có nghĩa là quyền lực tối cao vẫn chỉ tập trung vào những người cộng sản. Mà người cộng sản có chiếm bao nhiêu phần trăm đâu, 3,5% trong toàn bộ 86 triệu dân này.

      Chính vì vậy người dân chịu sự tác động của những người lãnh đạo này, và khi lãnh đạo thì họ lãnh đạo luôn cả Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp!

      Khi lãnh đạo mà như thế thì ý chỉ thế nào thì con dân phải chịu như vậy. Các cửa mà họ có thể kêu cứu, hoặc thậm chí khởi kiện hay tìm cách để tấn công những vấn đề sai trái cũng không có cửa cho họ. Bởi vì nếu Hành pháp sai kiện theo thủ tục hành chính thì họ cũng đẩy lên lãnh đạo của đảng ở bên trên. Nếu Tư pháp sai mình kiện lên Viện kiểm sát thì cũng được đẩy lên lãnh đạo của đảng! Và bản thân cao hơn nữa muốn làm một điều gì đó, căn cứ vào bộ luật để kiện lên Quốc hội thì Quốc hội lại cũng đẩy lên lãnh đạo đảng! Do vậy họ xác quyết rất rõ là Đảng Cộng sản lãnh đạo!

      Ba cái quyền với sự phân công bên dưới chẳng qua là một sự điều phối, được đá đi đá lại vòng vo mà không phá vỡ một nhánh nào để cho người dân có quyền kêu cứu, phản đối hay thậm chí tấn công để giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Đó chính là thiệt thòi lớn mà tôi cho là thiệt thòi của cả dân tộc Việt Nam.

      Mặc Lâm: Sau khi bị bắt lần trước và bị giam giữ hơn ba tháng ông đã bị rút giấy phép tranh cãi trước tòa, tuy nhiên vẫn giữ được quyền tư vấn luật cho khách hàng, LS có nhận thấy là nếu tiếp tục tranh đấu như trong thời gian vừa qua thì sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ông hay không?

      LS Lê Quốc Quân: Sau những biến cố đó thì tôi có thêm uy tín và thực sự có những khách hàng họ đến với mình vì cần nội dung tư vấn hơn chứ không cần con dấu hay một tư cách pháp nhân. Họ đến vì bản chất sự việc và tôi giải quyết sự việc đó cho họ. Họ vẫn đến cho nên mình vẫn có khách hàng.

      Ngoài ra có một số tổ chức quốc tế họ thấy mình bất đồng chính kiến, nhưng mình là người trung thực và có tinh thần chống tham nhũng hay đòi hỏi những sự công khai, minh bạch, dân chủ do vậy trong một số hợp đồng liên quan đến những vấn đề đó trong tương quan với chính phủ Việt Nam thì họ cũng muốn mình xem xét với tư cách là một luật sư tư vấn và chỉ cần ký cái tên của tôi thôi chứ không cần đóng dấu luật sư.

      Cần phải cải tổ

      Mặc Lâm: Xin ông một câu cuối, sau khi bị bắt vô cớ và được thả ra rất tùy tiện ông có thay đổi quan điểm của mình về hệ thống luật pháp Việt Nam cũng như nhận xét của ông về các cơ quan thi hành luật hay không?

      LS Lê Quốc Quân: Tôi hoàn toàn không thay đổi mà một lần nữa tôi lại trải nghiệm được chuyện đấy. Đó là họ có thể bắt người một cách vô cớ mà chỉ cần nói: đây là luật sư Lê Quốc Quân, bắt cái thằng này! Tức là con người ta bị bắt không phải vì hành vi mà vì nhân thân. Khi bắt thì đã đành rồi khi thả ra cũng hoàn toàn như anh dùng là tùy tiện. Khi thả là thả!

      Nghe nói rất nhiều, nhưng chính cá nhân tôi là những bằng chứng sống động và tôi trải nghiệm nó từng ngày từng giờ về những chuyện đó. Tôi chỉ khẳng định thêm là hệ thống tư pháp này cần phải cải tổ. Đất nước này cần phải xây dựng một nhà nước pháp quyền chứ không thể để tùy tiện mãi như thế này. Cuối cùng chính người dân mới là những người chịu đau khổ nhất. Quan điểm của tôi không thay đổi một tí nào.